Uncategorized

Ngải cứu và các công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Ngải cứu (tên khoa học: Artemisia vulgaris L.) là một loài thực vật thuộc họ Cúc có lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Cây có thành phần hóa học khá đa dạng, tập trung ở các bộ phận khác nhau của cây như cụm hoa, lá và cây chứa tinh dầu, flavonoid, phenolic,… là loại cây có tiềm năng để sản xuất tinh dầu và chất kháng sinh tự nhiên.

Cây ngải cứu

Tác dụng của ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, gây độc tế bào ung thư, dùng trong bệnh lý về huyết áp, hen suyễn và có tác dụng bảo vệ gan. Trong y học hiện đại, ngải cứu được sử dụng để hỗ trợ cân bằng hệ probiotic đường ruột, giúp giảm hiện tượng táo bón, loại bỏ giun và ký sinh trùng đường ruột. Một số hoạt chất trong ngải cứu còn giúp kháng viêm, làm se da, sáng da, tẩy tế bào chết, kháng khuẩn, kháng nấm, giảm thâm nám. Một số nghiên cứu còn chỉ ra trong ngải cứu có chứa hoạt chất artemisinin có tác dụng chữa sốt rét.

Theo Đông y và y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian với các công dụng đặc trưng như bổ huyết, điều kinh, an thai, trị mụn, mẩn ngứa, đau thần kinh tọa, nhức xương khớp, đau đầu hoa mắt, cảm cúm, ho, đau họng, thổ huyết, máu cam,…

Cách sử dụng

Dùng cây tươi

Ngải cứu có thể dùng tươi bằng cách rửa sạch, giã, sau đó lọc lấy nước uống, dùng 2 lần/ ngày có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều.

Nước cốt ngải cứu sau khi đã giã nhỏ và lọc sạch cặn bã, đem thêm với 2 thìa cà phê mật ong để uống liên tục trong 1 – 2 tuần giúp giảm đau thần kinh tọa, hoa mắt chóng mặt hiệu quả.

Lá ngải cứu băm nhỏ đánh với trứng gà và nêm ít gia vị rồi đổ lên chảo chiên chín. Ăn 1 tuần/lần giúp lưu thông máu lên não, tinh thần minh mẫn, khỏe mạnh.

Đối với người vừa ốm dậy hoặc đang trong trình trạng mệt mỏi do làm việc quá sức. Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Ăn thường xuyên giúp chữa suy nhược cơ thể, kém ăn.

Ngải cứu khô

Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Ngải điệp cắt thành bột vụn, rây lấy phần lông trắng và tơi được gọi là ngải nhung. Ngải nhung có tác dụng dùng làm mồi để kích thích các huyệt bên trong cơ thể hoạt động tốt.

Bạn cũng có thể lấy 25-50gr ngải điệp nấu với 01 lít nước. Sau khi đun sôi, lọc bỏ bã, để nguội. Rửa sạch mặt, dùng khăn vải sô thấm nước ngải cứu đắp lên da mặt khoảng 04-05 phút. Có tác dụng dưỡng da, chữa ngứa da, chàm và mụn nước. Đối với trẻ nhỏ và những người da dễ dị ứng, có thể pha loãng để làm giảm bớt sự kích ứng đối với da.

Tinh dầu

Tinh dầu ngải cứu được sản xuất từ thân, lá cây bằng nhiều phương pháp: cơ học, trích ly bằng dung môi dễ bay hơi và không bay hơi, trích ly bằng CO2, vi sóng, sinh học, chưng cất lôi cuốn hơi nước…. có khả năng kháng vi sinh vật mạnh nhất và có hoạt lực kháng khuẩn mạnh hơn cả kháng sinh Ampicillin đối chứng.

Một số lưu ý

Mặc dù ngải cứu có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng và sử dụng hiệu quả.

  1. Ngải cứu có thể gây tổn thương thần kinh, hưng phấn quá mức thậm chí dẫn tới co giật. Vì vậy, chỉ nên dùng 2 lần/tuần, không nên nấu nước pha trà uống hàng ngày.
  2. Phụ nữ mang thai không sử dụng các món ăn liên quan tới lá ngải cứu.
  3. Sử dụng tinh dầu ngải cứu hợp lý nếu không sẽ gây ra độc tính cho gan, thận.
  4. Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên sử dụng vì sẽ làm khó kiểm soát quá trình điều trị bệnh đường ruột.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *